CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC CIP.CO

Tiếng Việt  jp en

Đăng ký

  • Họ tên:
  • Tên đăng nhập:
  • Điện thoại:
  • Email:
  • Mật khẩu:
  • Xác nhận mật khẩu:

Đăng nhập

  • Tên đăng nhập:
  • Mật khẩu:

Tin tức

LIÊN KẾT

left 2

LAO ĐỘNG LÀ ĐỘNG LỰC LỚN NHẤT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

03/07/2018
Đăng bởi: Admin
 

"Mỏ bạc dòng" của Việt Nam chính là thị trường lao động với các lao động trẻ. Lao động trẻ khi có việc làm trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội. Nó quyết định sự bùng nổ của Việt Nam trong thời gian tới. Động lực lớn nhất của nền kinh tế Việt Vam chính là lao động.

Đây là nhận định của TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hội nghị Người Sử dụng lao động 2017 với chủ đề “Đối thoại với doanh nghiệp về nghiên cứu chính sách lao động, tiền lương, BHXH”.

SMEs là cỗ máy tạo việc làm

Theo đó, TS Vũ Tiến Lộc cho biết: “Tại Hội nghị CEO Summit trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC, nhiều chuyên gia nhận định rằng, phát triển lao động và tạo ra nhiều việc làm là nhân tố cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là cỗ máy tạo ra việc làm”.

Cũng theo TS. Vũ Tiến Lộc, với 120.000 doanh nghiệp được thành lập mỗi năm có thể giải quyết được 1,2 triệu lao động, đấy là chưa kể số lao động ngoài ngành được huy động thêm. Như vậy, mục tiêu giải quyết 1,7 đến 1,8 triệu lao động hàng năm hoàn toàn khả thi.

Khi nói về lợi thế của nền kinh tế Việt Nam tại APEC, nhiều chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có rất nhiều lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế. Tổng thống Mỹ nói Việt Nam là trái tim trên vành đai của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và là tâm của chiến lược một vành đai một con đường của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam có thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, "mỏ bạc dòng" của Việt Nam chính là thị trường lao động với các lao động trẻ. Lao động trẻ khi có việc làm trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội. Nó quyết định sự bùng nổ của Việt Nam trong thời gian tới. Động lực lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là lao động.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, để thúc đẩy phát triển thị trường lao động hiệu quả phải có khuôn khổ về pháp lý tốt, một mặt thể chế hóa quan điểm của đảng và nhà nước, mặt khác phải phù hợp với các nước FTA và những tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tế.

Đồng tình với quan điểm này của Chủ tịch VCCI, ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: “Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, trong bối cảnh công nghiệp 4.0, ở mỗi quốc gia đều có những nguyên tắc riêng mà chúng ta đều phải tôn trọng. Tuy nhiên, những nguyên tắc này sẽ luôn đảm bảo các nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động, ví dụ như không sử dụng lao động trẻ em, không cưỡng ép người lao động”.

Ngoài ra, ông Lee cũng thể hiện cam kết, trong quá trình cải cách Luật lao động, ILO sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn đi vào những chính sách cụ thể.

Sửa đổi cho phù hợp với thực tế

Theo Bộ LĐTB&XH, sau 3 năm thi hành, Bộ luật Lao động hiện hành đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập, cần phải sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến hợp đồng lao động, kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi, giải quyết tranh chấp lao động, các tiêu chuẩn, điều kiện lao động khác.

Đồng thời, việc sửa đổi để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động và thị trường lao động bằng việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 trong nội dung của Bộ luật Lao động sửa đổi.

Theo bà Trần Thị Lan Anh - Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI: "VCCI đã lấy ý kiến các hiệp hội doanh nghiệp, một số nhóm ngành nghề trên toàn quốc như dệt may, da giày. Hiện nay, có khoảng 80% ý kiến của doanh nghiệp được đưa vào các dự thảo góp ý Luật nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với những quy tắc, nguyên tắc và thông lệ quốc tế".

Bên cạnh đó, việc sửa đổi còn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; Đảm bảo quyền tự do tìm kiếm việc làm tốt hơn cho người lao động và phòng ngừa, xóa bỏ lao động cưỡng bức bằng việc mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động. Bỏ quy định phải có lý do mới được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

Dự thảo Luật sẽ mở rộng khung thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về thời giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm; Bảo đảm tiền lương tối thiểu ở mức đáp ứng được mức sống tối thiểu và cải thiện đời sống người lao động bằng việc sửa đổi khái niệm tiền lương tối thiểu được xác định căn cứ vào mức sống tối thiểu.

Theo Ngọc Hà - Huyền Trang (Báo DĐ DN)
scroll top