CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC CIP.CO

Tiếng Việt  jp en

Đăng ký

  • Họ tên:
  • Tên đăng nhập:
  • Điện thoại:
  • Email:
  • Mật khẩu:
  • Xác nhận mật khẩu:

Đăng nhập

  • Tên đăng nhập:
  • Mật khẩu:

Nhật thông qua luật mới mở rộng cửa hơn cho lao động nhập cư

10/12/2018
Đăng bởi: Admin

 

Quốc hội Nhật Bản sáng thứ Bảy (8/12) đã ban hành luật cho phép chào đón nhiều lao động nước ngoài hơn. Động thái này là bước chuyển biến chính sách lớn của Tokyo vốn luôn thắt chặt nhập cư.

Nhập cư luôn bị hạn chế tại Nhật Bản, đất nước tự hào về sự thuần chủng sắc tộc. Tuy nhiên, dân số già hóa dẫn tới thiếu hụt lao động trầm trọng đã khiến giới chức Nhật chịu áp lực phải nới lỏng kiểm soát chặt chẽ với người lao động ngoại quốc.

Theo Reuters, sáng thứ Bảy (8/12), luật mới đã được Quốc hội thông qua sau vài giờ phải trì hoãn chiến thuật do các đảng đối lập phản đối. Luật mới này sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2019.

Luật mới sẽ tạo ra hai loại thị thực mới cho lao động phổ thông trong các ngành nghề mà nước Nhật đang phải đối mặt với khủng hoảng thiếu nhân công.

Một loại thị thực là dành cho công nhân có thể ở lại Nhật tới 5 năm nhưng không được mang theo gia đình. Loại thị thực thứ hai là dành cho những người nước ngoài có kỹ năng hơn và họ có thể mang theo thân quyến, cũng như cuối cùng có thể đủ điều kiện định cư lâu dài.

Theo Reuters, luật mới vừa được thông qua không nêu rõ sẽ bổ sung bao nhiêu lao động nước ngoài, bao gồm các ngành nghề nào và người lao động cần kỹ năng ra sao. Đây là một trong những lý do khiến các nhà lập pháp đối lập cho rằng Quốc hội cần có nhiều thời gian hơn để soạn thảo luật này.

Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Nhật Bản sẽ cho phép 345.150 lao động phổ thông vào Nhật trong vòng 5 năm tới. Ban đầu, con số này được công bố là khoảng 500.000 lao động.

Thủ tướng Shinzo Abe là người rất mong muốn đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp phải đối mặt với thị trường lao động chặt chẽ trong 4 thập kỷ qua.

Tuy nhiên, ông Abe cũng lo lắng về sự không hài lòng của những người bảo thủ trong chính đảng của ông. Những người này sợ rằng nhiều người nước ngoài sống ở Nhật sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng tội phạm và xung đột văn hóa.

Để hạn chế những lo lắng của giới bảo thủ, Thủ tướng Abe đã khẳng định rằng các bước đi mới hiện nay không nhằm bổ sung vào “chính sách nhập cư”, mà nhấn mạnh điều đó chỉ là để lấp đầy khoảng trống trong thị trường lao động.

Tuy nhiên, những người phê bình nói rằng chính phủ Abe nên chấp nhận sự cần thiết của cư dân ngoại quốc dài hạn, không chỉ lấp đầy việc làm, mà còn phải trả thuế, chi tiêu và nên thực hiện các kế hoạch tốt hơn để tích hợp những điều này.

Ông Toshihiro Menju – giám đốc điều hành Trung tâm Nhật Bản về Trao đổi Quốc tế cho hay: “Đối với chính phủ quốc dân, công dân ngoại quốc thường là những người bị lãng quên… và những người này bị đặt ra ngoài lề”.

Những thay đổi về nới lỏng lao động nước ngoài cũng làm dấy lên những quan ngại về việc các khiếm khuyết của chương trình “thực tập sinh kỹ thuật” được giới thiệu từ những năm 1990, sẽ được duy trì lâu dài. Những người phê bình nhìn nhận chương trình này là cửa hậu cho việc khai thác lao động nước ngoài không có kỹ năng và họ muốn xóa bỏ hoàn toàn chương trình này.

“Vì chương trình thực tập sinh này tạo nên hình ảnh tồi tệ, họ chỉ đang gắn nhãn mới lên nó”, ông Yohei Moriwake – Chủ tịch của một tổ chức phi lợi nhuận tại Akitakata cho biết. Akitakata là thành phố ở miền tây nam Nhật Bản nơi đang muốn thu hút thêm người nước ngoài để ngăn chặn suy giảm dân số.

Theo Reuters, Nhật Bản hiện đang có 1,28 triệu lao động nước ngoài – chiếm 2% lực lượng lao động cả nước, nhiều gấp đôi so với một thập kỷ trước. Trong đó có khoảng 260.000 người là thực tập sinh tới từ các nước như Việt Nam và Trung Quốc. Những người này có thể ở Nhật Bản từ ba đến năm năm.

Qua khảo sát Reuters phát hiện rằng đa số doanh nghiệp Nhật Bản hào hứng với luật mới với 2/3 đáp viên hoan nghênh những thay đổi đã được lên kế hoạch.

Tuy vậy, cử tri Nhật Bản nói chung chia rẽ hơn về luật mới. Một cuộc khảo sát của kênh truyền hình NHK hồi tháng Mười Một cho thấy rằng 27% người được hỏi đồng tình với luật mới, 30% phản đối và 36% không đưa ra quyết định. Đặc biệt, đa số (62%), người được hỏi cho rằng không cần thiết phải vội vàng sửa luật ngay trong phiên họp Quốc hội lần này.

 

Theo Tân Bình


scroll top