Nhật Bản
My Number - Mã số cá nhân tại Nhật Bản là gì?
Mùng 1 tháng 10 năm 2015, trên toàn nước Nhật sẽ triển khai My Number (mã số cá nhân). Nhưng mã số cá nhân là gì, và cơ chế hoạt động như thế nào thì chắc là mọi người còn rất mù mờ. Theo các thông tin công khai của chính phủ Nhật, thì My Number được giải thích như sau:
1. Mã số cá nhân - My Number (マイナンバー) là gì?
Mã số Cá nhân (My Number) được Cơ quan An sinh Xã hội và Hệ thống Mã số Thuế cấp, đó là có sở để liên kết và thu thập các thông tin cá nhân phân tán ở các cơ quan khác nhau theo thông tin về cùng một người. Hệ thống này sẽ được sử dụng như là một hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của các hệ thống an sinh xã hội và hệ thống thuế, mang lại nhiều tiện ích hơn cho công chúng, và tạo ra một xã hội công bằng.
Những người nước ngoài đăng ký cư trú tại Nhật Bản từ 3 tháng trở lên cũng sẽ nhận được Mã số Cá nhân của mình
2. Khi nào cần sử dụng Mã số Cá nhân (My Number)
Bạn sẽ phải trình Mã số cá nhân (My Number) cho người sử dụng lao động của mình để sử dụng cho việc tạo lập các giấy chứng nhận thu nhập và thuế thu nhập, cần thiết cho các thủ tục an sinh xã hội và nộp thuế.
Bạn cũng sẽ phải trình Mã số cá nhân (My Number) của mình cho các cơ quan an ninh và các công ty bảo hiểm để điền vào các tài liệu pháp lý sẽ được sử dụng cho các quy trình nộp thuế.
Bạn cũng sẽ phải trình Mã số cá nhân (My Number) của mình cho văn phòng lương hưu để yêu cầu nhận các lợi ích lương hưu dành cho mình.
Bạn cũng sẽ phải trình Mã số cá nhân (My Number) của mình cho văn phòng thành phố của mình để nhận được các trợ cấp xã hội.
3. Thủ tục cần thiết
Văn phòng thành phố sẽ gửi phiếu thông báo đến địa chỉ của bạn. Bạn có thể sẽ không nhận được phiếu thông báo, nếu bạn không đăng ký địa chỉ hiện tại của mình tại văn phòng thành phố.
Bắt đầu vào tháng 10 năm 2015, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được một phong bì có chứa phiếu thông báo cho biết Mã số cá nhân (My Number) của các thành viên trong gia đình bằng thư bảo đảm.
Phiếu này rất quan trọng vì nó chứng minh Mã số cá nhân (My Number) của bạn trong các quy trình an sinh xã hội và nộp thuế.
Có 2 cách xin cấp Mã số cá nhân (My Number):
+ Nộp đơn xin cấp, kèm theo ảnh 3×4 (đằng sau ghi tên và ngày tháng năm sinh) gửi đính kèm theo thư,
+ Nộp đơn trực tuyến, gửi ảnh được chụp bằng điện thoại hoặc camera.
Quy trình nộp đơn chi tiết sẽ được mô tả trong tài liệu hướng dẫn đính kèm trong phong bì gửi cho bạn trong tháng 10 năm 2015.
Sau đó trong tháng 1 năm 2016 hoặc muộn hơn, bạn sẽ nhận được một thông báo cho bạn biết Mã số cá nhân (My Number) của bạn đã sẵn sàng được cấp.
Nếu bạn chọn cách nhận Thẻ tại văn phòng thành phố, vui lòng đem theo các loại giấy tờ sau:
+ Phiếu thông báo (Thông báo cấp thẻ (nhận được sau khi nộp đơn)
+ ID Cá nhân (bằnglái xe, hộ chiếu, thẻ cư trú, vv.
4. Thẻ mã số cá nhân (My Number) là gì?
Những thận trọng trong việc xử lý Mã số Cá nhân
Không ai được phép sử dụng hoặc đòi xem mã số cá nhân trừ khi được pháp luật cho phép. Không nên bất cẩn để người khác biết được mã số cá nhân của bạn.
Bất kỳ ai có được mã số cá nhân của người khác và bất kỳ cá nhân có thẩm quyền nào tiếp nhận Mã số cá nhân (My Number) của người khác mà cung cấp cho bên thứ ba Mã số cá nhân (My Number) và các thông tin cá nhân nhạy cảm khác theo một cách bất hợp pháp sẽ phải chịu hình phạt theo pháp luật.
5. Lộ trình của Mã số cá nhân (My Number)
Mùng 1 tháng 10 năm 2015 sẽ bắt đầu kê khai giấy tờ để cấp Mã số cá nhân (My Number)
Tháng 01 năm 2016 bắt đầu đưa Mã số cá nhân (My Number) vào hoạt động
Tháng 01 năm 2017 từng cá nhân có Mã số cá nhân (My Number) có kiểm tra được xem mã số cá nhân của mình được ai sử dụng và vào lúc nào. Và còn nhận được toàn bộ thông tin của phòng hành chính
Tháng 7 năm 2017 sẽ tiến hành hợp tác thông tin giữa các cơ quan để thuận lợi cho việc các ban ngành và giảm gánh nặng cho người dân.
6. Mã số cá nhân (My Number) Ảnh hưởng như thế nào đến người đi XKLĐ Nhật Bản, người nước ngoài
Về cơ bản thì những người nước ngoài có tư cách lưu trú hợp pháp tại Nhật sẽ được hưởng những tiện lợi mà "my number" đưa lại cho người Nhật như sẽ bớt được thời gian chạy đi xin chứng nhận chỗ này chỗ kia khi gia hạn thời gian lưu trú hay xin bảo hiểm, trợ cấp v.v... Bên cạnh tiện lợi này thì sẽ có khó khăn là việc quản lý thu nhập sẽ chặt chẽ hơn. Nếu như từ trước đến giờ bạn làm chui và bạn đã "chui lọt" nhờ việc quản lý thuế má là do phòng thuế và UBND phường/xã nắm (nên thông tin đi làm quá giờ không rơi vào tay Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) thì sau khi áp dụng cách quản lý bằng "My number" mọi thông tin về thu nhập hàng tháng của bạn Cục Quản lý Xuất nhập cảnh đều nắm hết. Do đó chắc chắn một điều là lưu học sinh sẽ gặp khó khăn khi đi làm thêm để trang trải cho sinh hoạt.
Với những người có tư cách lưu trú là "đi làm" thì chắc không có gì ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, những người nhảy việc và làm trái nghề sẽ rơi vào tầm ngắm của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và có khả năng gặp khó khăn khi xin gia hạn thời gian lưu trú.
Nguồn bài viết: http://helpdesk.tokyo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bạn biết rằng người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới và nước Nhật được đánh giá là một trong những quốc gia có chỉ số sức khỏe cao nhất thế giới. Điều này không hẳn do di duyền mà còn vì lối sống sinh hoạt lành mạnh khiến tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng cao. Dưới đây là 5 thói quen giúp người Nhật sống lâu hơn.