CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC CIP.CO

Tiếng Việt  jp en

Đăng ký

  • Họ tên:
  • Tên đăng nhập:
  • Điện thoại:
  • Email:
  • Mật khẩu:
  • Xác nhận mật khẩu:

Đăng nhập

  • Tên đăng nhập:
  • Mật khẩu:

Tin tức

LIÊN KẾT

left 2

NHIỀU CƠ HỘI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI-TRUNG ĐÔNG 6

03/07/2018
Đăng bởi: Admin
 
Các mặt hàng lương thực, thực phẩm của Việt Nam có nhiều triển vọng xuất khẩu sang thị trường châu Phi - Trung Đông vì nhu cầu từ các thị trường này là rất lớn, yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường châu Phi-Trung Đông, ngày 19/12, tại TPHCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Giới thiệu thị trường Trung Đông và châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”.

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù cách xa về địa lý, nhưng Việt Nam và các nước thuộc khu vực Trung Đông, châu Phi có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và không ngừng được củng cố, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Khu vực Trung Đông-châu Phi gồm 70 quốc gia với dân số trên 1,6 tỷ người, có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu hàng hóa và được coi là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, châu Phi đạt 23,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 14,9 tỷ USD và nhập khẩu 8,4 tỷ USD.

Chia sẻ với các DN về những cơ hội cụ thể khi xuất khẩu sang thị trường châu Phi, bà Nguyễn Thị Minh Phương (Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương) - người có hơn 10 năm chuyên theo dõi về thị trường châu Phi cho biết, châu Phi có 55 nước, dân số hơn 1,3 tỷ người, kinh tế khu vực này tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Thị trường châu Phi còn “dễ tính”, với ưu tiên về giá cả.

Về cơ hội mở rộng xuất khẩu sang thị trường này, bà Phương cho biết, hiện có 43/55 nước châu Phi đã tham gia vào WTO; các nước dỡ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu.

Đặc biệt, nhu cầu với nông sản từ các nước châu Phi là rất lớn. Năm 2016, các nước này nhập khẩu nông sản trị giá 35 tỷ USD, ước tính sẽ đạt tới 110 tỷ USD vào năm 2025, trong khi yêu cầu về chất lượng, mẫu mã không quá cao. Gạo, thủy sản, cà phê, sản phẩm dệt may, giày dép các loại, hạt tiêu là những mặt hàng tiêu thụ rất nhiều tại thị trường châu Phi. Đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Ông Lý Quốc Thịnh, một chuyên gia nghiên cứu về thị trường Trung Đông cho biết, cũng giống như châu Phi, thị trường Trung Đông có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu lượng thực, thực phẩm. 80% lương thực, thực phẩm khu vực Trung Đông phải nhập khẩu hàng năm với khoảng 40 tỷ USD (năm 2016), đến năm 2035 ước nhập khẩu khoảng 70 tỷ USD về lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong năm 2016, các DN Việt Nam mới xuất khẩu lương thực, thực phẩm trị giá khoảng 775 triệu USD sang Trung Đông, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này cho thấy cơ hội mở rộng xuất khẩu sang thị trường này còn rất nhiều dư địa và cơ hội cho các DN Việt Nam.

Ông Thịnh phân tích, hiện nay, các nước Trung Đông có nhu cầu cao đối với nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng, gia dày, dệt may... Nhiều nước khu vực này có sức mua lớn và khả năng thanh toán cao do GDP trên đầu người ở mức cao.

Bên cạnh những cơ hội dành cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Phi và Trung Đông, các chuyên gia cũng cảnh báo những thách thức mà DN Việt cần vượt qua để có thể đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường này.

Cụ thể, các DN xuất khẩu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu: Nhãn mác, mã ký hiệu, thông tin sản phẩm, đặc biệt là giấy chứng nhận halal ở các nước hồi giáo.

Bà Nguyễn Thị Minh Phương cảnh báo, hiện nay, trong các giao dịch thương mại, đang có xu hướng gia tăng tình trạng lừa đảo của một số DN đến từ các nước Tây Phi. Trong khi đó, các DN cũng có thể gặp rủi ro trong thanh toán do nhiều nhà nhập khẩu tại Trung Đông không có thói quen mở L/C.

Chính vì vậy, các DN xuất khẩu Việt Nam cần có đủ thông tin thị trường, điều tra thương nhân, cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn, tìm hiểu thông tin qua các thương vụ, phòng thương mại công nghiệp tại nước sở tại. Cùng với đó, DN cần tìm hiểu kỹ về quy định xuất nhập khẩu của các thị trường sở tại; tham khảo trên các thông tin trên Bộ Công Thương như Cổng thông tin thị trường nước ngoài – www.vietnamexport.com.

(Theo Chinhphu.vn) 

scroll top